Luïc ñaïo chuùng sanh meâ chöù khoâng giaùc
Taø chöù khoâng chaùnh
Nhieãm chöù khoâng tònh

nhulai.vn

CHÚNG TA ƯA THÍCH VÃNG SANH NƠI CỬA MIỆNG, CHỨ TRONG TÂM THAM LUYẾN THẾ GIỚI NÀY BỎ CHẲNG ĐƯỢC

CHÚNG TA ƯA THÍCH VÃNG SANH NƠI

 CỬA MIỆNG, CHỨ TRONG TÂM THAM

 LUYẾN THẾ GIỚI NÀY BỎ CHẲNG ĐƯỢC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không

 

Ở đây, Phật lại thuyết minh vì sao chẳng nên thấy lỗi người khác?

Có đạo lý đấy. Trong giới Kinh thường nói kẻ phá giới Phật vẫn có biện pháp cứu được, nhưng mất chánh kiến, Phật không còn cách nào cứu nổi. Những người kia tuy phá giới, nhưng không phá chánh kiến.

Vì sao?

Vì họ tin tưởng Tam Bảo sâu xa, vẫn còn cứu được. Thí dụ rõ ràng nhất là như chuyện Pháp Sư Oánh Kha đời Tống được chép trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục là một thí dụ rất hay.

Lúc còn sống, sư Oánh Kha phá giới, tạo tác rất nhiều ác nghiệp. Sở dĩ Sư được cứu là vì tin tưởng Tam Bảo, vẫn tin tưởng nhân quả, tự nghĩ mình nhất định đọa địa ngục a tỳ.

Nghĩ đến chuyện ấy, sư sợ run, cầu hỏi bạn đồng tu có cách nào cứu giúp hay không?

Bạn đồng tu của sư cũng rất hiếm có, tặng sư một cuốn Vãng Sanh Truyện, bảo hãy tự xem. Sư đọc thấy người ta niệm Phật vãng sanh, tâm liền chấn động, thật sự phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Tâm Sư chân thành, khẩn thiết, niệm đến ba ngày ba đêm cảm Đức A Di Đà Phật hiện thân.

A Di Đà Phật dạy ông: Ông còn sống được mười năm nữa, hãy gắng tu tập, mười năm sau, lúc ông mạng chung, ta sẽ đến rước ông.

Oánh Kha cũng hiếm có, Sư thưa cùng A Di Đà Phật: Con nghiệp chướng rất nặng, chẳng chống cự nổi những dụ dỗ, mê hoặc, người ta dẫn dụ là con lại phạm tội, phạm tội nữa thì chẳng biết mười năm sau con tạo không biết bao nhiêu là tội nghiệp, con chẳng cần sống thêm mười năm nữa đâu, bây giờ con cứ theo Phật thôi.

Phật cũng từ bi đáp ứng: Ba ngày sau ta sẽ đến tiếp dẫn ông. Ba ngày sau Sư liền vãng sanh. Kinh A Di Đà nói niệm một ngày, hai ngày đến bảy ngày là thật đấy, chẳng phải giả đâu.

Vì sao chúng ta niệm Phật đã lâu như vậy mà chẳng được vãng sanh?

Chúng ta chỉ ưa thích vãng sanh nơi cửa miệng, chứ trong tâm tham luyến Thế giới này, bỏ chẳng được. Phật biết rất rõ ràng, minh bạch, biết những lời quý vị nói đều là giả, nói không thật, nên Ngài chẳng đến. Quý vị thật sự muốn vãng sanh, Phật sẽ đến.

Quý vị chẳng nói lời chân thật, miệng đúng, tâm sai, nên có niệm suốt đời, Phật cũng chẳng nghĩ đến, còn người ta niệm chỉ ba ngày là Phật liền nghĩ đến ngay, là vì nguyên nhân nào?

Vì thật sự niệm. Nếu như ở đây chúng ta đả Phật Thất đúng như thế, niệm Phật bảy ngày liền vãng sanh thì sẽ chẳng còn ai đến đây nữa đâu. Đúng vậy đó, sau bảy ngày là phải chết rồi, còn ai dám đến đây nữa.

Đoạn Kinh này nói về người phá giới, nhưng chẳng phá chánh kiến, vẫn còn là chánh tri, chánh kiến, chẳng phải là tà tri, tà kiến. Chánh kiến đó là nhân để giải thoát, họ sẽ được cứu, được vãng sanh, không chỉ vãng sanh mà lắm khi phẩm vị vãng sanh còn rất cao nữa kia.

Qua Kinh Điển, chúng ta thấy Vua A Xà Thế, chẳng hạn theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Vua từng giết cha, hại mẹ, theo Đề Bà Đạt Đa phá hoại Tăng Đoàn, tạo tội ngũ nghịch, thập ác.

Đề Bà Đạt Đa đọa địa ngục, còn Vua lúc lâm chung mới sám hối, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, Phật bảo Nhà Vua là thượng phẩm Trung Sanh, thật là ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Bởi thế, chúng ta mới hiểu được rằng: Có hai loại người vãng sanh Tịnh Độ, một là hạng bình thời niệm Phật tích công lũy đức, hai là khi lâm chung sám hối, phẩm vị cao hay thấp phụ thuộc sức sám hối của người đó.

Vua A Xà Thế chân tâm sám hối, nên đạt được phẩm vị cao như thế. Bởi thế, chúng ta chẳng được khinh mạn những người tạo ác nghiệp, chẳng nên thấy lỗi họ.

***