Luïc ñaïo chuùng sanh meâ chöù khoâng giaùc
Taø chöù khoâng chaùnh
Nhieãm chöù khoâng tònh

nhulai.vn

PHÊ BÌNH HỌ MÊ TÍN, PHÊ BÌNH HỌ NGU SI, CHỈ BIẾT NIỆM PHẬT, KHÔNG HIỂU CHÚT GÌ VỀ KINH GIÁO

PHÊ BÌNH HỌ MÊ TÍN, PHÊ BÌNH

HỌ NGU SI, CHỈ BIẾT NIỆM PHẬT, 

KHÔNG HIỂU CHÚT GÌ VỀ KINH GIÁO

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Sau này khi thân cận Pháp Sư Sám Vân, Pháp Sư sám Vân, tôi ở trong núi với Ngài nửa năm, Ngài dạy tôi đọc ba bản chú giải Kinh Di Đà: Sớ Sao của Đại Sư Liên Trì, Yếu Giải của Đại Sư Ngẫu Ích, Viên Trung Sao của Đại Sư U Khê, lại còn bảo tôi vẽ những khoa phán của những vị này thành biểu giải.

Khi tôi làm xong khoa phán, cảm thấy rất kinh ngạc, khoa phán là gì?

Là kết cấu chương Pháp Kinh Văn của một bộ Kinh.

Hoàn mĩ như thế, mới thấy được người Trung Quốc gọi là văn chương thứ nhất, làm đến trình độ nào?

Bạn không thể thêm được một chữ, thêm một chữ là thừa, có thể bị cắt bỏ. Không thể bớt một chữ, bớt một chữ nó bị đứt gãy, không liền mạch.

Làm được kết cấu Chương Pháp như thế, văn chương đệ nhất đẳng. Trong kết cấu Chương Pháp, bạn sẽ thấy được nguồn mạch tư tưởng, rất mạch lạc. Đối với Kinh Điển chúng ta không thể không khâm phục.

Những Quân Tử Thánh Hiền thời Cổ Đại, đối với văn chương của họ. Dùng cách đó mới thực sự thấy được tài văn chương của họ, tài ở đâu, ta có thể nói ra được. Ngày nay một số người viết văn không hay, không hay ở chỗ nào, ta cũng có thể nói ra được. Ta có cách nhìn về khoa phán, có thể phát hiện ra.

Vậy khoa phán có tác dụng như thế nào?

Khoa phán là để giải thích Kinh, chỉ cần khoa phán là hiểu được, không cần chú giải nữa, tại sao?

Khoa phán là chú giải, chú giải sống, chú giải văn tự là chú giải chết, khoa phán là sống. Nghĩa là ta hiểu đoạn này, ý của câu này, hãy cố gắng phát huy.

Chỉ cần không xa rời dụng ý của nó, chắc chắn sẽ không hiểu nhầm, đó là chú sống, bởi thế ai biết giảng Kinh?

Người xem chú giải không biết giảng Kinh, biết giảng Kinh là người đọc được khoa phán.

Vậy nên bắt đầu học Kinh Giáo từ đâu?

Bắt đầu từ khoa phán. Khi học cùng thầy Lý ở Đài Trung, những thứ thầy dạy tôi chính là phương pháp này, những đồng học có thể hiểu được, người có thể lãnh hội không nhiều. Suốt đời thầy dạy học không bản thảo, nghĩa là khoa phán, biểu giải, đại cương, họ sử dụng những thứ đó.

Khi còn trẻ, cũng theo đuổi công việc này. Bởi thế bất cứ nơi nào mời tôi diễn giảng, trước hết là viết đại cương, đại cương đặt trên bàn rất mạch lạc, không cần viến bản thảo, viết bản giảng nháp là thứ đã chết. Nhưng viết bản giảng nháp, ai khi đọc cũng có thể hiểu, dùng sườn bài bằng phương thức khoa phán, không phải người trong cuộc đọc không hiểu.

Bởi thế thực sự pháp khó tin của cả thế gian, tin những thứ khó tin nên gọi là thiện căn. Có thể thực hiện những việc khó gọi là phước đức, không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên có thể sinh sáng nước đó. Nói cách khác, vãng sinh Thế Giới Cực Lạc Phương Tây, điều kiện cần có là tin những thứ khó tin, làm những việc khó làm.

Giải, giải được bao nhiêu thì tính bao nhiêu, không quan trọng, quan trọng nhất là tin và làm. Thực tế giải là để giúp tin và hành, không giải cũng có thể tin, có thể hành. Thiện căn và phước đức người đó rất sâu dày, chắc chắn sẽ thành tựu. Nói cách khác, việc niệm Phật của họ chắc chắn sẽ Vãng Sinh.

Cả tin và hành đều khó, tin rất khó, hành còn khó hơn, nguyên nhân ở đâu?

Ở đây đang nói về nghiệp chướng, nghiệp chướng rất nặng nhưng chúng ta không biết. Từ tin và hành, mới có thể tìm ra được nghiệp chướng của mình, thực có nghiệp chướng.

Học Phật bao nhiêu năm vẫn không tin, hiện tượng này tôi đã nói với các đồng học, đây là hiện tượng bình thường, tại sao vậy?

Ta là phàm phu, phàm phu là như thế. Nếu có thể tin những chuyện khó tin, khó làm vẫn làm được, vậy ta không phải là phàm phu. Nói ta không phải Thánh Hiền, thì cũng là người tái sanh, chắc chắn không giống những người phàm phu khác. Thông thường phàm phu là không thể tin, nửa tin nủa ngờ, không thể phụng hành, đấy là phàm phu thông thường.

Phía dưới mấy câu nó rất hay: Tình chấp chúng sinh của thời mạt pháp sâu nặng, tình là gì?

Tình là mê, đổi một chữ, mê chấp sâu nặng sẽ dễ hiểu hơn. Cách nói này rất khách khí, rất hàm súc, tình là mê. Mê tình, lí trí đây là tương đối, thực sự tình chấp qúa nặng, tình chấp quá nặng đồng nghĩa mê quá sâu.

Quý vị thấy người ta dùng chữ quá hay, dùng văn tự rất đẹp, có nghĩa gì?

Tình chấp quá sâu, mê rất nặng, mê quá sâu, có nghĩa như thế. Bởi vậy đối với tối cực viên đốn, đây là pháp thứ nhất trong Phật Pháp, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhã, không thể bằng nó được.

Tròn đầy, đốn là gì?

Đốn là đốn ngộ, đốn chứng, hãy xem pháp môn này, đốn xả, đốn ngộ, đốn tu, đốn chứng, không có trước sau. Ta có thể thành tựu ngay trong đời này, thành tựu vô thượng bồ đề. Nhất thừa liễu nghĩa, bộ Kinh này là Kinh Điển thành Phật, nhất thừa là thành Phật. Không những liễu nghĩa, liễu nghĩa rốt ráo.

Diệu pháp cứu cánh phương tiện, tại sao?

Nó rất dễ.

Những ông bà mù chữ, chưa từng nghe Phật Pháp, ta bảo họ niệm Phật, niệm được, niệm rất chân thật, tại sao họ thành tựu lớn lao như thế?

Thành tựu một cách nhanh chóng như thế?

Họ đầy đủ sáu chữ: Thật thà, nghe lời, siêng năng. Niệm lâu ngày chầy tháng, họ thực sự biết trước giờ chết, vãng sinh, họ đi làm Phật. Phần tử tri thức, mười hai mươi năm mới tin, không bằng họ, thua xa họ.

Năm ba năm là họ có thể làm Phật, ngay việc vãng sinh của chúng ta vẫn còn là câu hỏi lớn, ngay vãng sinh chưa thể cầm chắc, làm sao so với họ được?

Những lão ông lão bà này đối xử với mọi người, quý vị cứ thử xem, khiêm tốn, cung kính, nhường nhịn.

Phần tử tri thức chúng ta liệu tín phục họ không?

Coi thường họ, cho họ không có học thức, không có trình độ, nói họ mê tín. Người mê tín đã thành Phật, không mê tín vẫn đang luân hồi lục đạo.

Bởi thế không thể tin, lại còn nghi bang. Nghi là hoài nghi, báng là phê bình lung tung. Phê bình họ mê tín, phê bình họ ngu si, chỉ biết Niệm Phật, không hiểu chút gì về Kinh Giáo. Thực sự biết niệm Phật, Kinh Giáo hiểu hay không đâu quan hệ gì, vãng sinh đến Thế Giới Cực Lạc họ sẽ hiểu.

***